Thông thường các buổi lễ trong đạo Phật đều có
phần niêm hương bạch Phật, gọi tắt là niêm
hương.
Từ Đại lễ Phật đản tổ chức
trên các lễ đài lộ thiên, cho đến lễ cầu an, cầu
siêu trong các chùa, lễ an vị Phật tại tư gia,
lễ cúng giỗ ông bà Tổ tiên trong gia đ́nh đều có
niêm hương.
Niêm hương bạch Phật là tay
cầm cây hương dâng lên cúng dường và tŕnh bạch
lên đức Phật hôm nay ḿnh làm việc ǵ đó, cầu
xin Tam bảo chứng minh gia hộ cho buổi lễ được
thành tựu viên măn.
Các buổi lễ được tổ chức
trang trọng đều có thư mời và kèm theo chương
tŕnh, trong chương tŕnh có mục niêm hương
bạch Phật gọi tắt là “niêm hương”. Gần đây,
tôi thấy từ Giáo hội Trung ương cho đến Thành
hội, quận huyện giáo hội, các chùa và các tư gia
mỗi khi có tổ chức lễ hầu hết ghi trong chương
tŕnh là NIỆM HƯƠNG. Danh từ “niệm hương” được
dùng không chính xác và thường gợi lên ư tưởng
sai lầm một cách vô nghĩa. Rồi theo đó mà in ấn
phát, xướng ngôn viên lặp đi lặp lại trên loa
phóng thanh, nhiều khi gây ấn tượng thiếu tịnh
tín nhiệt thành. V́ vậy nên tôi mạo muội giải
thích hai từ “niệm hương” và “niêm hương”, hầu
mong sau này các bộ phận văn pḥng, in ấn, xướng
ngôn viên dùng từ cho đúng ư nghĩa của nó.
Trước hết tôi xin thành tâm
sám hối với chư Tôn đức Tăng, Ni và quư thức
giả. Dùng từ “niêm hương” và “niệm hương” nhầm
lẫn như thế là do bộ phận văn pḥng, thư kư và
xướng ngôn viên, chứ không phải do quí Ngài. Cụ
thể như Đại lễ Phật đản năm nay (Phật lịch 2548)
tại Quảng hương Già lam, do tôi làm trưởng ban
tổ chức vậy mà trong chương tŕnh vẫn để là
“niệm hương”.
Vậy “niêm hương” và “niệm
hương” khác nhau như thế nào?
Chữ “niêm” (拈) gồm có bộ thủ
(扌) là tay và chữ chiêm (占) là xem đoán. Theo Từ
điển của Đào Duy Anh chữ “niêm” là dùng ngón tay
mà lấy vật ǵ, tức là nắm lấy một vật cụ thể.
Như vậy, niêm hương là dùng tay nắm lấy cây
hương dâng lên cúng Phật để cầu nguyện thành tựu
một công việc nhất định, gọi là niêm hương
bạch Phật.
Nguyên lai, thuở xưa, trên
hội Linh Sơn, khi đức Phật cầm nhánh hoa đưa lên
th́ ngài Ca-diếp mỉm cười, do đó mà có sự lưu
truyền tâm ấn của Thiền tông, gọi là “niêm hoa
vi tiếu” (拈華微笑). Niêm hương và niêm
hoa, tuy hai sự việc có vẻ khác nhau, nhưng ư
nghĩa cũng gần tương tự.
Theo Phật quang Từ điển, mục
từ “Niêm hương” (拈香), được giải thích là “sự đốt
hương, dâng hương trước tượng Phật, Bồ-tát và Tổ
sư. Từ “niêm hương” cũng có khi viết là 捻香, đọc
là “niệm hương” cũng đồng nghĩa với “niêm
hương.”
Nhưng, chữ 捻 này đọc là
“niệm” có nghĩa là “vo tṛn”, đồng âm với chữ
“niệm” (念) là nhớ nghĩ. Để không nhầm lẫn với từ
“niệm Phật” (念佛) nên thường không nói là “niệm
hương” mà nói là “niêm hương”.
Chữ “niệm” (念) gồm có bộ tâm
(心) và chữ kim (今). Niệm là nhớ nghĩ, đọc tụng,
như niệm Phật là nhớ nghĩ Phật, niệm kinh là đọc
tụng kinh, niệm thư là đọc sách, v.v... Nếu nói
niệm hương là nhớ nghĩ cây hương, hay đọc tụng
cây hương, nhưng cây hương th́ có ǵ đâu mà phải
nhớ nghĩ, đọc tụng. Cho nên dùng từ “niệm hương”
như vậy là không đúng, không có nghĩa. Cứ thấy
vị chứng minh hay chủ sám trong buổi lễ cầm
hương quỳ trước bàn thờ Phật mật niệm ǵ đó mà
vội cho rằng đó là niệm hương, sự thật là không
phải như vậy.
Về ư nghĩa “niêm hương”,
trong sách Tổ đ́nh sự uyển, quyển 8,
mục “niêm hương”, có nói: “Họ Thích khi làm
Phật sự không bao giờ mà không bắt đầu bằng sự
niêm hương.” Đó là lấy cây hương để biểu lộ
tín tâm. Mà Kinh nói, Tín là nguồn suối của Đạo,
và mẹ của các công đức, nuôi lớn các gốc rễ lành
(Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu, Tín năng trưởng
dưỡng chư thiện căn 信爲道源功德母信能長養諸善根) là theo ư
đó.
Vậy, mong rằng bộ phận văn
pḥng, thư kư, xướng ngôn viên, v.v… lưu ư nên
dùng cho đúng chữ “niêm hương” chứ không nên đọc
là “niệm hương” để khỏi nhầm lẫn.
Quảng hương Già lam
Mùa an cư, Phật lịch 2548
Thích Đức Chơn
Nguồn: http://www.phapluanonline.com
Mục TƯ VẤN của
Giác Ngộ Online có ghi như sau:
HỎI: Trong các lễ nghi Phật giáo hiện nay, có
nơi dùng cụm từ Niêm hương bạch Phật, một số nơi
khác sử dụng Niệm hương bạch Phật. Xin cho biết
cụm từ nào chính xác nhất. Ở nước ta, trong nghi
lễ Phật giáo, vị chứng minh hoặc sám chủ thường
cầm 3 cây hương khấn nguyện, trong khi ở Đài
Loan-Trung Quốc th́ chư vị dâng lên Tam bảo một
thỏi hương trầm, ở một số nước khác th́ chư Tăng
và Phật tử cầm một cành hoa quỳ trước tượng
Phật…, việc ấy có cùng ư nghĩa không? (DIỆU
ĐỨC, Q.5, TP.HCM; thanhyen...@yahoo.com)
ĐÁP: Bạn Diệu Đức và thanhyen… thân mến!
Theo Hán Việt
tự điển (Thiều Chửu), Niêm (bộ Thủ-tay và chữ
Chiêm-xem) có nghĩa là dùng ngón tay lấy vật ǵ.
Chữ Niêm này đồng nghĩa với chữ Niệp (bộ Thủ-tay
và chữ Niệm-nhớ nghĩ) nghĩa là cầm lấy. Niệp c̣n
thêm một âm nữa là Niệm nhưng với nghĩa là dùng
ngón tay vo giấy hoặc xe sợi, cũng hoàn toàn
khác với chữ Niệm (bộ Tâm-tim và chữ Kim-nay) có
nghĩa là nhớ nghĩ, đọc tụng.
Từ điển Phật học Huệ Quang (tr.2820) xác định là
Niêm hương (hay Niệp hương) chứ không phải là
Niệm hương. Niêm hương là tay cầm hương dâng lên
trước tượng Phật, Bồ tát và chư vị Tổ sư.
Bạch Phật là tŕnh thưa lên Đức Phật những sự
việc, tâm nguyện mà ḿnh đang làm. Vậy “Niêm
hương bạch Phật là tay cầm hương dâng lên cúng
dường và tŕnh bạch lên Đức Phật hôm nay ḿnh
làm việc ǵ đó, cầu xin Tam bảo chứng minh gia
hộ cho buổi lễ được thành tựu viên măn”
(HT.Thích Đức Chơn, Tập san Pháp Luân).
Sách Tổ Đ́nh Sự Uyển nói về ư nghĩa Niêm hương
như sau: “Người đệ tử Phật khi làm Phật sự bao
giờ cũng bắt đầu bằng sự niêm hương. Niêm hương
là biểu hiện ḷng thành tín của ḿnh”. Vị Tăng
chứng minh hay chủ lễ thực hành nghi thức Niêm
hương bạch Phật trước khi làm lễ.
Về vấn đề dâng hương và dâng hoa, trong các lễ
phẩm cúng dường Tam bảo th́ hương và hoa là
những lễ vật được dùng một cách thông dụng và
phổ biến nhất. Khi Đức Phật c̣n tại thế, các
Phật tử Ấn Độ mỗi buổi sáng thường hái hoa, kết
thành ṿng lớn nhỏ mang đến tinh xá cúng dường
Phật và chư Tăng. Truyền thống này vẫn c̣n duy
tŕ đến ngày nay, các Phật tử thường mang hoa
đến cắm lên bàn thờ Phật, hay để dưới chân tượng
Phật. Ngoài ra, c̣n có không ít Phật tử dâng hoa
cúng Phật bằng cách tay cầm một cành hoa quỳ
trước Đức Phật thành kính cầu nguyện, có thể gọi
là niêm hoa. Giáo điển Thiền tông có tích Niêm
hoa vi tiếu. Tại một pháp hội trên núi Linh
Thứu, Đức Phật cầm một cành sen đưa lên, đại
chúng đều im lặng, chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm
cười nên được Phật phó chúc, trao truyền Chánh
pháp Nhăn tạng (Vạn Tục 136, 221 thượng). Thiết
nghĩ, niêm hoa hay dâng hoa là một truyền thống
đẹp đẽ cần được phát huy và tái hiện trong bối
cảnh Phật tử Việt ngày nay đốt hương quá nhiều,
nhang khói nghi ngút ngập tràn điện Phật, mang
nặng sắc thái tín ngưỡng hơn là thanh tịnh và
thăng hoa tâm linh.
Khác với phương thức dâng hoa của Phật tử Ấn Độ
và một số quốc gia theo Phật giáo Nam truyền,
dâng hương thịnh hành ở Trung Quốc và Việt Nam.
Truyền thống Phật giáo Việt Nam, vị chủ lễ thực
hành nghi thức Niêm hương với 3 cây hương tượng
trưng cho ư nghĩa cúng dường 3 ngôi Tam bảo. Ở
Trung Quốc, hương trầm dưới dạng thỏi, thanh
hoặc viên phổ biến hơn các loại hương khác nên
vị chủ lễ khi niêm hương thường cầm một thỏi
hương, đưa lên ngang trán khấn nguyện. Từ điển
Phật học Huệ Quang dẫn sách Thiền Uyển Thanh Quy
nói về pháp thức Niêm hương (của người Trung
Quốc) như sau: “Hai tay bưng hộp hương, tay phải
cầm hộp đựng hương để trong ḷng bàn tay trái,
kế đó tay phải mở nắp hộp đựng hương để trên đài
hương, tay phải dâng hương, đốt hương trước tôn
tượng mà ḿnh kính hiến. Sau đó, tay phải cầm
nắp hộp hương đậy hộp lại, hai tay bưng hộp
hương để trên bàn hương, rồi cúi đầu chúc
nguyện”.
Như vậy, niêm hương hay niêm hoa về h́nh thức
tuy khác nhau song cùng mang một ư nghĩa là dâng
cúng lễ phẩm thanh tịnh và cao quư lên Tam bảo.
Dâng hương, dâng hoa là một pháp thức cúng
dường, thể hiện niềm tịnh tín của những người
con Phật, một nghi thức quan trọng không thể
thiếu trong nghi lễ Phật giáo.
Chúc các bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
Nguồn: http://www.giacngo.vn/tuvan
*****
|